KIẾN THỨC CHUNG VỀ BỘ MÔN QUẦN VỢT(TENNIS)

  •  
    TIẾT KIỆM CHI PHÍ
    Học viên tham gia khoá học sẽ được mượn vợt của trung tâm trong suốt quá trình học, được tham gia các chương trình mua hàng giảm giá như vợt , giầy, quần áo thể thao...
  •  
    HỖ TRỢ HỌC VIÊN
    Học viên được ghép lớp với những người đồng trang lứa, được phát giáo trình tennis bổ trợ , sau khi kết thúc khoá học nếu chưa có nhóm sẽ được ghép nhóm theo trình độ.
  •  
    THẦY DẠY TENNIS LÂU NĂM
    Các giáo viên có chứng chỉ của trường đại học TDTT Tp HCM sẽ trực tiếp hướng dẫn các bạn . Với kinh nghiệm và phương pháp sư phạm của các HLV sẽ giúp các bạn hài lòng.
  •  
    ĐỊA ĐIỂM HỌC TENNIS LINH HOẠT
    Học viên có thể đăng ký học tại các địa điểm theo yêu cầu ngoài các cụm sân của trung tâm .
  •  
    GIÁO TRÌNH DẠY HỌC PHONG PHÚ
    Giáo trình giảng dạy cho học viên là giáo trình cấp quốc gia được tổng hợp từ giáo trình của trường đại học TDTT và giáo trình huấn luyện nhiều năm trong đội tuyển quần vợt Tp HCM của HLV. Học viên sẽ yên tâm và vui vẻ với những bài tập phong phú đa dạng và những tiết học bổ ích.
  •  
    GIỜ HỌC ĐA DẠNG
    Học viên có thể đăng ký học từ 5h - 23h mọi ngày trong tuần, học viên học trong giờ hành chính từ 9h-16h và lớp học "Sân chuồng cu" sẽ được giảm giá sân 70% so với các giờ học khác.
Đối tác
  • Quảng cáo trái 1
Tin mới

KIẾN THỨC CHUNG VỀ BỘ MÔN QUẦN VỢT(TENNIS)

KIẾN THỨC CHUNG VỀ BỘ MÔN QUẦN VỢT(TENNIS)
Quần vợt (Tennis) xuất hiện từ những năm cuối thể kỷ 19 và cho đến nay đã trở thành môn thể thao thu hút được rất nhiều người tham gia. Quần vợt (Vợt Tennis)là môn thể thao chơi giữa 2 người (đánh đơn) hay 2 đội mỗi đội 2 người (đánh đôi). Người chơi sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng bằng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng gọi là bóng quần vợt về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội. Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm mộ. Hàng năm có rất nhiều các giải quần vợt chuyên nghiệp được tổ chức khắp nơi trên thế giới trong đó có 4 giải đấu lớn và danh giá nhất (gọi là các giải Grand Slam) bao gồm giải Úc mở rộng (Australia Open), Pháp mở rộng (Roland Garros), Wimbledon và Mỹ mở rộng (US Open).

1. Lịch sử

Không ai chắc chắn nguồn gốc của môn quần vợt, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng năm 1873 một thiếu tá trong quân đội Anh tên là Walter Clopton Wingfield đã phát minh ra bộ môn này. Lúc đó người Anh gọi trò chơi này là "quần vợt trên sân cỏ". Ông Wingfield gọi trò chơi này là Sphairistiké và nói rằng ông đã dựa trên một trò chơi cổ xưa của người Hy Lạp.

Người Anh mang trò chơi sang đảo Bermuda năm 1873, và từ Bermuda nó được đem sang Mỹ năm 1874 và chơi ở Đảo Staten, New York. Như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá chúng đi khắp các thuộc địa của họ trên thế giới làm cho bộ môn này phổ thông nhanh chóng.

Trò thể thao Jeu de paume của Pháp cũng được coi là tiền thân của quần vợt ngày nay.

2. Kích thước sân

Quần vợt(Vợt Tennis) chơi trên sân hình chữ nhật, bề mặt phẳng. Chiều dài sân là 23,77 m, và chiều rộng là 8,23 m với trận đánh đơn và 10,97 m cho trận đánh đôi. Lưới được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên, chia đều 2 bên. Chiều cao lưới 914 mm ở giữa và 1,07 m ở 2 cột lưới.

3. Các loại sân

Có 4 loại sân chính. Tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nẩy khác nhau của bóng, từ đó ảnh hưởng đến người chơi:

- Sân đất nện: sân đất nện được làm bằng đá hay gạch nghiền nát. Thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho bóng nẩy chậm và lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các sân đất nện là ở Châu Âu và Châu Nam Mỹ.

- Sân cỏ: sân cỏ ngày nay rất hiếm có vì loại sân này rất tốn kém để gìn giữ. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh vẫn thích giữ truyền thống quần vợt. Loại sân này làm cho bóng đi nhanh, nẩy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley).

- Sân cứng: sân cứng thật sự có nhiều loại khác nhau. Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc nó được làm bởi nhiều lớp cao-su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng. Loại sân này thường làm cho bóng đi nhanh, nẩy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này "chậm" hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn.

- Sân thảm: sân bằng thảm thường được dùng khi người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên thích hợp cho mọi loại đấu thủ.

Hiện nay các giải Grand Slam đang dùng các bề mặt sân khác nhau: Giải Úc Mở rộng dùng sân cứng nhám hay mềm, giải Pháp Mở rộng dùng sân đất nện, Wimbledon dùng sân cỏ, và giải Mỹ Mở rộng thì dùng sân cứng mặt xi măng.

4. Vợt và bóng

Bóng quần vợt tròn làm bằng cao su bao nỉ bên ngoài, bên trong thì rỗng. Thường bóng màu vàng, bóng có đường kính giữa 6.35 và 6.6 cm, nặng giữa 56 và 59.4 g.

Vợt có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Nói chung có 3 cỡ: tiêu chuẩn, cỡ trung, và cỡ lớn. Cỡ vợt được tính theo kích thước của mặt lưới. Ngày xưa vợt được làm bằng gỗ. Ngày nay vợt được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhôm, than chì, hoặc cacbon xợi. Những chất liệu này làm cho vợt cứng hơn mà nhẹ hơn gỗ.

Mặt vợt được căng bằng dây ni lông hoặc dây ruột bò. Ngày nay có nhiều loại dây mới gọi là dây ni lông tổng hợp.

Ngoài ra, nếu người chơi thấy mặt vợt quá rung làm ê tay thì có thể dùng cục chống rung.

5. Cách chơi bóng và tính điểm

Một trận quần vợt gồm có điểm (point), ván (game, jeux), và hiệp (set). Trong những giải nam lớn như Grand Slam thường đánh 5 hiệp, ai thắng trước 3 hiệp thì thắng trận, các giải còn lại sẽ đánh 3 hiệp, ai thắng trước 2 hiệp sẽ thắng trận.

Trong mỗi hiệp, ai thắng trước 6 ván thì thắng hiệp, nhưng phải hơn đối thủ 2 ván. Nếu đến 6 ván mà vẫn đều thì thường hay chơi ván giải hòa (tie-break) bằng cách mỗi người giao bóng một lần, ai tới 7 trước sẽ thắng ván tie break và thắng luôn hiệp đó. Đặc biệt ở các giải Grand Slam, nếu hai tay vợt hòa 2-2 và ván thứ 5 hòa 5-5 thì sẽ đánh tie break cho tới khi có một tay vợt thắng cách biệt 2 ván.

Trong mỗi ván tính điểm như sau: không (0), 15, 30, 40. Ai tới 40 trước sẽ thắng 1 ván nhưng nếu 40 đều thì mỗi bên sẽ tiếp tục giao bóng 1 lần, nếu một tay vợt thắng trong cả 2 lần giao bóng đó thì sẽ thắng 1 ván, nếu mỗi người thắng 1 lần giao bóng thì tiếp tục đến khi có người thắng 2 lần giao bóng.

Mỗi điểm được bắt đầu bằng cách phát bóng. Bên phát bóng đứng sau đường biên, giữa điểm trung tâm và đường biên dọc. Bên nhận có thể đứng ở đâu cũng được bên phía mình.

Phát bóng hợp lệ thì bóng phải đi qua lưới (không chạm) và vào ô phát bóng chéo ở phía bên kia. Nếu bóng chạm lưới và chạm đất ở phần phát bóng, không tính trái này và phải phát bóng lại. Nếu phát bóng bị lỗi lần một: đi quá dài hay không qua lưới, người phát bóng được phát lại lần 2, nhận lỗi 1. Nếu lần phát 2 cũng lỗi, nhận lỗi 2 và bên kia được điểm. Nếu lần 2 phát hợp lệ thì không sao.

Đăng ký nhận thông tin khuyễn mại
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối, và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào.
Đăng ký ngay để nhận nhiều ưu đãi hơn.
1
Bạn cần hỗ trợ?